CHIA SẺ

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

CÁCH TRỊ BỆNH TRÊN CÂY PHI LAO

Hiện nay, đã giám định được 37 loài sâu và 9 sinh vật gây bệnh cho Cây Phi Lao. Các loài sâu gây hại chính thường là: Rệp bông (Icerya purchase), Sâu hại vỏ (Indarbela quadrinotata), Sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae), Sâu kèn dài (Amatissa snelleni). Bệnh hại chính là Bệnh chết lụi cây con (Rizoctonia solani).



Cách trị bệnh trên Cây Phi Lao

Cách trị sâu rệp bông trên Cây Phi Lao

Rệp bông (còn gọi là rầy bông, rệp sáp phấn, rệp sáp giả) cũng là một đối tượng thường xuyên gây hại cho Cây Phi Lao, đôi khi rất trầm trọng. Bà con trồng Phi Lao nếu không phát hiện sớm và áp dụng kịp thời những biện pháp diệt trừ hữu hiệu sẽ gây thất thu rất lớn cho nhà vườn.

Để hạn chế tác hại của rệp bông cần phải áp dụng nhiều biện pháp và phải thực hiện đồng thời trên nhiều loại cây trong vườn, chứ không thể chỉ áp dụng riêng đối với Cây Phi Lao. Vì rệp bông sẽ từ những cây khác trong vườn lây lan trở lại cho Cây Phi Lao một cách nhanh chóng. Sau đây là một số biện pháp chính.



Cách trị sâu rệp bông trên Cây Phi Lao

Bà con không nên trồng với mật độ quá dày làm cho vườn bị rậm, không thông thoáng. Bà con cần kết hợp việc làm gốc, bón phân cho cây với việc cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh

Bà con dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến lửa, kiến hội (là những con vật sống cộng sinh với rệp bông, tha chuyển rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác). Nếu bà con phát hiện trên thân cành có nhiều kiến thì mỗi lần xịt thuốc sâu trừ rệp nên xịt vào cả vào thân cành để diệt kiến; nếu dưới gốc có kiến thì nên xịt thuốc hoặc rải thuốc Basudin hạt, hoặc Rêgnt hạt xuống xung quanh gốc để diệt kiến.

Bà con phải thường xuyên kiểm tra Phi Lao (và cả những cây trồng xen canh) để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời (nhất là vào những đợt cây ra đọt non, lá non, ra bông, ra trái non), không nên để rệp phát triển lây lan ra khắp cây mới phun xịt thì không những cây đã bị ảnh hưởng nặng, tốn kém tiền của, công sức mà hiệu quả diệt rệp cũng sẽ không cao. Bà con, Nếu có điều kiện thì có thể dùng vòi máy bơm nước có áp suất mạnh, xịt trực tiếp tia nước vào chỗ có nhiều rệp bu bám sẽ làm cho rệp bị rửa trôi bớt.

Về thuốc, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Applaud 10WP; Butyl 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Bitiox 40EC/ND; dầu khoáng DC – Tron Plus 98,8EC… Khi sử dụng, phải đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì. Bà con muốn tiết kiệm thuốc, công phun xịt và giảm bớt ô nhiễm môi trường chỉ nên phun xịt trực tiếp thuốc vào những chỗ có rệp bu bám (các bộ phận non, bông, trái).

Sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae) gây hại cho Cây Phi Lao

Đặc điểm gây hại: Ngài cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của Cành Phi Lao, mỗi ngài có thể đẻ 400 – 2000 quả trứng. Sau khi đẻ 14 – 16 ngày trứng nở thành sâu non. Sâu non rất nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non, ở tuổi 3 đục vào gốc cành, thường phá hại ở cành cấp 1, cấp 2. Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi 1 lần lột xác, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều Cành Phi Lao. Sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Sâu non khi đẫy sức thì hoá nhộng trong cây, thời gian hoá nhộng 30 – 50 ngày. Những cành bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép. Sâu thường gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5

Thuốc phòng trừ: bà con có thể dùng những loại thuốc sau; Nitox 30EC ( Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,3% (25 – 30ml thuốc + 10ml nước). Nibas ( Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,30% – 0,35%(30 – 35ml thuốc + 10 lít nước). Bini 58 ( Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,35%(25 – 35ml thuốc + 10 lít nước). Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): sử dụng ở nồng độ 0,2 – 0,25%

Bệnh chết lụi cây con (Rizoctonia solani) và cây héo khô

Bệnh do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai đoạn cây con đang sinh trưởng, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp gốc thân, rễ cây bị vàng và thối nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau một thời gian lá mới héo dần và làm cây con chết.


Các loại sâu bệnh trên Cây Phi Lao

Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao khiến nấm sản sinh trong lòng đất, ở giai đoạn này cây con còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh khiến cây khó sinh trưởng tốt, thậm chí cây không thể sống được.

Cách phòng và trị bệnh:
Bà con trước khi gieo trồng cây con cần xử lý đất trồng thật kỹ. Bà con cần lên luống và vun gốc cao, tạo độ thông thoáng cho đất trồng, tránh để đất bị ẩm ướt hoặc ngập úng. Đặc biệt, bà con chú ý thời điểm khi cây con mới mọc thì cân phun ngừa bằng một trong các loại thuốc Vanỉcide, Anvil, Monceren, Rovral.

Nếu bà con phát hiện mật độ bệnh hại nặng thì cần nhổ bỏ cây bị bệnh và phun luân phiên một trong các loại thuốc vào thân và gốc cây là: Anvil, Bonanza , Rhizoctonia, Bonanza, Hexin, Hinosan, Tilt super, Monceren, Rovral, Propineb (Antracol 70WP) , Pencycuron.

Trên đây là một số loại sâu bệnh thường gây hại cho Cây Phi Lao. Bà con nhà vườn có nhu cầu tìm hiểu cách phòng trừ bệnh cho cây phi lao vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được hỗ trợ nhé.