CHIA SẺ

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

CÂY PHI LAO DÙNG CHO CÔNG TRÌNH VEN BIỂN, CÂY XANH ĐÔ THỊ

Cây Phi Lao ngoài việc trồng làm vành đai phòng hộ, còn được xem là cây công trình đưa vào cảnh quan, trang trí công trình đường phố, khu dân cư, công trình dân dụng, công viên, nhà ở…

Cây Phi Lao dùng cho công trình ven biển


Cây Phi Lao trồng ở Công trình Ven Biển

Cây Phi Lao như có một sức sống quật cường, tạo nên những cánh rừng phòng hộ, những “tấm lá chắn” chống bão, chống cát bay. Cây Phi Lao góp phần cải tạo đất, đem lại màu xanh cho bao vùng đất có nguy cơ bị hoang mạc, sa mạc hóa…

Phi Lao có phạm vi thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực xích đạo mưa nhiều đến khu vực khí hậu gió mùa có lượng mưa thấp. Nhưng ở các khu vực này, phi lao thường sống trên các bãi cát ven biển. Thích hợp các loại đất cát pha nhẹ, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH 6,5-7,0.

Cây sinh trưởng nhanh, cành lá sum suê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu đến 2m. Cây Phi Lao có thể chịu được gió bão cấp 10, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ. Thân cây chịu được cát va đập, nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất.

Cây tái sinh chồi rất tốt. Trên thân cây có nhiều rễ bất định, do đó thân cây bị vùi lấp tới đâu, cây vẫn ra rễ được ở nơi đó và sinh trưởng bình thường Vì vậy ở Việt Nam, tới nay phi lao vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. .

Cây Phi Lao dùng cho công trình cây xanh đô thị


Cây Phi Lao trồng ở Công trình Cây Xanh Đô Thị

Tác dụng của Phi Lao không dừng lại ở việc phòng hộ. Nó còn là một nguồn vật liệu cho ngành cảnh quan đô thị. Nhiều nơi ở Việt Nam đã tận dụng cây Phi Lao để bổ sung vào hệ thống cây xanh đô thị, trang trí công trình cảnh quan đường phố, khu dân cư, công trình dân dụng, công viên, nhà ở…

Không những để đa dạng hóa chủng loại, mà đặc biệt hơn là làm tăng tính thẫm mỹ cho không gian xanh. Người ta đã trồng Phi – lao để uốn nắn, cắt tỉa, tạo hình, tạo ra những hình thái bắt mắt trong các công viên, điểm xanh hoặc để tạo những hàng rào xanh mỹ thuật. Ở nhiều công viên ven bờ biển như Nha Trang, Qui Nhơn…, quần thể Phi – lao tạo hình chiếm tỉ lệ đáng kể.